Hỏi - Đáp về đấu nối và sử dụng nước sạch

Đăng ngày 25 - 01 - 2019
Lượt xem: 1456
100%

 

Hỏi: Nhiệm vụ, mục tiêu Quy hoạch cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030?

Trả lời:

- Nhiệm vụ: Đến năm 2020 - Tiêu chuẩn dùng nước khoảng 70 lít/người/ngày đêm.

Giai đoạn 2020 - 2030: Nâng công suất nhà máy cấp nước tập trung tăng tiêu chuẩn cấp nước cho người dân lên 100 - 120 lít/người/ngày.đêm.

- Mục tiêu: Đến hết năm 2019 đạt 100% các thôn, xã có mạng đường ống cấp nước đến cấp III. Năm 2019 đạt 90%, năm 2020 đạt 100% người dân trong tỉnh đấu nối sử dụng nước sạch từ các nhà máy cấp nước, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành.

Hỏi: Hiện trạng cấp nước? Hiện trạng đầu tư cấp nước?

Trả lời:

- Hiện trạng cấp nước:

+ Cấp nước nhỏ lẻ:

Mô hình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình tại Hưng Yên rất phong phú, người dân sử dụng cùng một lúc nhiều loại hình cấp nước cho các mục đích khác nhau. (Số lượng giếng khoan: 240.000 giếng; số lượng giếng đào: 15.000 giếng). Song chủ yếu là sử dụng nước giếng tầng nông (độ sâu từ 5m đến 40 m) cho mục đích ăn uống và sinh hoạt. Với đặc tính của nguồn nước này khả năng lưu thông, tự làm sạch kém. Các chất ô nhiễm từ trên bề mặt khi ngấm xuống thường tồn lưu và di chuyển theo mạch nước bị ô nhiễm.

+ Cấp nước tập trung:

Toàn tỉnh có 37 nhà máy sản xuất nước sạch công suất 130.000 m3/ngày.đêm cấp cho 45 hệ thống cấp nước tập trung (8 hệ thống không tự sản xuất, mua buôn nước sạch) cấp nước cho 141/161 xã, phường, thị trấn. Trong đó có 20 hệ thống lấy nguồn nước mặt xử lý cấp nước cho 99 đơn vị cấp xã; 24 hệ thống lấy nước nước ngầm xử lý cấp nước cho 53 đơn vị cấp xã; 02 hệ thống cấp 9 xã nối mạng lấy nước sạch từ tỉnh Hải Dương.

- Hiện trạng đầu tư:

Đến nay số xã đã và đang thi công lắp đặt đường ống cấp nước là 141 xã, chiếm 88 % số xã, lắp đặt 110.000/300.000 cụm đồng hồ, chiếm 36% số hộ đấu nối sử dụng nước sạch, số xã chưa thi công lắp đặt đường ống cấp là 20 xã, chiếm 12% số xã.

Hỏi: Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã có chủ trương gì trong việc đẩy mạnh xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn?

Trả lời:

Thực hiện chính sách thu hút đầu tư từ nguồn xã hội hóa UBND tỉnh đã chỉ đạo, triển khai một số chủ trương sau:

1. Đối với các xã chưa có nhà đầu tư hệ thống cấp nước: cần tích cực, chủ động trong việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thủ tục đầu tư, triển khai xây dựng và quản lý, khai thác dự án.

2. Đối với các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia và vốn vay Ngân hàng Thế giới đã hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc chưa đưa vào sử dụng. Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác theo hướng chuyển giao cho doanh nghiệp ngoài nhà nước có kinh nghiệm và năng lực để tiếp nhận, tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp quy mô, công suất cấp nước sạch, nâng cao chất lượng cấp nước sạch cho nhân dân và đổi mới mô hình quản lý, khai thác có hiệu quả vốn đầu tư, đất đai, con người hiện có.

3. Các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Quyết định chuyển giao cho doanh nghiệp: Các sở, ngành, UBND các huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người sử dụng nước thấy rõ được lợi ích của việc sử dụng nước sạch, trách nhiệm của người sử dụng nước trong việc phối hợp với Nhà nước và doanh nghiệp để triển khai xây dựng, quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch cho nhân dân; tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn để các dự án cấp nước sạch cho nhân dân đảm bảo chất lượng, đúng theo tiến độ đã cam kết.

Hỏi: Thế nào là hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh? Mạng lưới cấp nước?

Trả lời:

1. Hệ thống cấp nước là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hòa và phân phối nước tới đối tượng sử dụng nước.

Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là các công trình có công nghệ hoàn chỉnh (hệ thống đường ống, hệ thống xử lý nước, bể chứa, bơm), đòi hỏi cán bộ và công nhân phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý và kỹ năng vận hành.

2. Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường ống với các kích thước khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế. Trong đó:

- Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và các khách hàng sử dụng nước lớn.

- Mạng cấp II là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu lượng cho các tuyến ống chính và đảm bảo sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.

- Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.

Hỏi: Thiết kế công trình cấp nước phải căn cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn nào?

Trả lời: 

Thiết kế công trình cấp nước phải căn cứ quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành sau:

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN01:2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008.

- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08/2008/BTNMT.

- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 09/2008/BTNMT.

- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.

- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN07:2010/BXD.

- Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.

 Hỏi: Thế nào là hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh? Mạng lưới cấp nước?

Trả lời:

1. Hệ thống cấp nước là tổ hợp các công trình thu nước, vận chuyển nước, xử lý nước, điều hòa và phân phối nước tới đối tượng sử dụng nước.

Hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh là các công trình có công nghệ hoàn chỉnh (hệ thống đường ống, hệ thống xử lý nước, bể chứa, bơm), đòi hỏi cán bộ và công nhân phải được đào tạo về nghiệp vụ quản lý và kỹ năng vận hành.

2. Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường ống với các kích thước khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế. Trong đó:

- Mạng cấp I là hệ thống đường ống chính có chức năng vận chuyển nước tới các khu vực của vùng phục vụ cấp nước và các khách hàng sử dụng nước lớn.

- Mạng cấp II là hệ thống đường ống nối có chức năng điều hòa lưu lượng cho các tuyến ống chính và đảm bảo sự làm việc an toàn của hệ thống cấp nước.

- Mạng cấp III là hệ thống các đường ống phân phối lấy nước từ các đường ống chính và ống nối dẫn nước tới các khách hàng sử dụng nước.

 Hỏi: Phân cấp công trình thuộc dự án đầu tư cấp nước sạch nông thôn được quy định như thế nào?

Trả lời: 

Công trình thuộc dự án đầu tư cấp nước sạch nông thôn được phân cấp theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng và cụ thể các công trình theo bảng 1.3, phụ lục 1. Cụ thể:

 

T

Loại công trình

Tiêu chí phân cấp

Cấp công trình

Đặc biệt

I

II

III

IV

1

Nhà máy nước, công trình xử lý nước sạch (bao gồm cả công trình xử lý bùn cặn)

TCS (nghìn m3/ngày đêm)

 

≥ 30

10÷<30

<10

 

2

Trạm bơm nước thô, nước sạch hoặc tăng áp (bao gồm cả bể chứa nước nếu có)

 

 

≥40

12÷<40

<12

 

 

Hỏi: Nhà đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ gì?

Trả lời: 

Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ quy định nhà đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sau:

- Miễn, giảm tiền thuê đất.

- Hỗ trợ lãi suất vay thương mại.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường.

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng theo các quy định trong Nghị định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về mức hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ cụ thể cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn trên cả nước.

Hỏi: Thời điểm xác định hoàn thành dự án đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn?

Trả lời:

Sau khi nhà đầu tư đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn hoàn thành dự án theo nội dung đăng ký trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp thì tiến hành lập báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra tiến độ đầu tư công trình và lập biên bản về tiến độ đầu tư công trình so với nội dung đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án hoàn thành 100% so với quy mô đã đăng ký, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến nhà đầu tư thời gian hoàn thành đầu tư dự án đi vào sản xuất kinh doanh. Mốc thời gian hoàn thành dự án tính từ ngày lập biên bản kiểm tra giữa các đơn vị có liên quan với chủ đầu tư để làm cơ sở xác định hỗ trợ đầu tư. Trường hợp dự án chưa hoàn thành, yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án đảm bảo so với tiến độ đã đăng ký.

 Hỏi: Điểm đấu nối phải đạt yêu cầu gì?

Trả lời:

Theo Điều 39, Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

1. Đơn vị cấp nước phải thiết lập các điểm đấu nối vào mạng lưới cấp nước cho mỗi khách hàng sử dụng nước. Các điểm đấu nối phải đặt ngay sát chỉ giới sử dụng đất hoặc chân tường rào công trình của khách hàng sử dụng nước trong điều kiện cho phép.

2. Trường hợp khách hàng sử dụng nước ở quá xa đường ống phân phối và nằm ngoài vùng phục vụ của đơn vị cấp nước thì phải có sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm bảo đảm quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước.

Hỏi: Thời điểm xác định hoàn thành dự án đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn?

Trả lời:

Sau khi nhà đầu tư đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn hoàn thành dự án theo nội dung đăng ký trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp thì tiến hành lập báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra tiến độ đầu tư công trình và lập biên bản về tiến độ đầu tư công trình so với nội dung đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án hoàn thành 100% so với quy mô đã đăng ký, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến nhà đầu tư thời gian hoàn thành đầu tư dự án đi vào sản xuất kinh doanh. Mốc thời gian hoàn thành dự án tính từ ngày lập biên bản kiểm tra giữa các đơn vị có liên quan với chủ đầu tư để làm cơ sở xác định hỗ trợ đầu tư. Trường hợp dự án chưa hoàn thành, yêu cầu nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án đảm bảo so với tiến độ đã đăng ký.

Hỏi: Điểm đấu nối phải đạt yêu cầu gì?

Trả lời:

Theo Điều 39, Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định.

1. Đơn vị cấp nước phải thiết lập các điểm đấu nối vào mạng lưới cấp nước cho mỗi khách hàng sử dụng nước. Các điểm đấu nối phải đặt ngay sát chỉ giới sử dụng đất hoặc chân tường rào công trình của khách hàng sử dụng nước trong điều kiện cho phép.

2. Trường hợp khách hàng sử dụng nước ở quá xa đường ống phân phối và nằm ngoài vùng phục vụ của đơn vị cấp nước thì phải có sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm bảo đảm quyền lợi kinh doanh của đơn vị cấp nước.

Hỏi: Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch là gì? Tại sao phải thực hiện xã hội hóa huy động nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân để đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn?

Trả lời:

Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch là gì?

Theo Điều I mục 3 khoản a, Quyết định số 104/2000/QĐ- TTG ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ quy định:

Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống và tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn.

Tại sao phải thực hiện xã hội hóa huy động nguồn vốn của doanh nghiệp và người dân trong hoat động đầu tư cấp nước?

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cấp nước sạch nông thôn theo chiến lược đề ra, trong nhiều năm qua Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo làm căn cứ triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến trình cấp nước sạch nông thôn. Giai đoạn từ năm 1997-2015, lĩnh vực đầu tư cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh, được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình cấp nước các thị trấn, thị tứ vốn ODA Phần Lan và Chương trình theo kết quả vốn vay Ngân hàng Thế giới và công trình đầu tư bằng nguồn vốn của Công ty cấp nước tỉnh với tổng số 32 công trình, cấp nước cho 54/161 xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh. Song mới có khoảng 20% dân số đấu nối sử dụng nước sạch, trong đó nhiều công trình xuống cấp, không đảm bảo công suất, chất lượng nước phục vụ nhân dân.

Thực hiện chủ trương cấp nước sạch khu vực nông thôn, giai đoạn từ năm 1997-2015 lĩnh vực đầu tư cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh, được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình cấp nước các thị trấn, thị tứ vốn ODA Phần Lan và Chương trình theo kết quả vốn vay Ngân hàng Thế giới và công trình đầu tư bằng nguồn vốn của Công ty cấp nước tỉnh với tổng số 32 công trình với tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng cấp nước cho 54/161 xã, phường thị trấn. Tuy nhiên, do các công trình đã được đầu tư từ lâu, thời gian thi công kéo dài, công nghệ xử lý còn thô sơ, đầu tư nhỏ lẻ (mỗi dự án chỉ cấp nước cho 1-2 xã) không đảm bảo công suất, chất lượng nước phục vụ nhân dân.

Trước nhu cầu ngày càng cao về nước sạch phục vụ đời sống nhân dân, thực hiện Mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cần thiết phải thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn huy động của người sử dụng nước đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đến nay đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư công trình cấp nước sạch (đến tháng 11/2018 thu hút được 13 doanh nghiệp đăng ký đầu tư mới 13 công trình phục vụ cấp nước cho hơn 80 xã, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng). Đây là kết quả quan trọng ban đầu, trong thực hiện xã hội hóa đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Yêu cầu thực tiễn đặt ra cấp thiết phải có giải pháp tích cực đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và người sử dụng nước sạch đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước và cấp nước sạch nông thôn phấn đấu đạt mục tiêu của tỉnh đã đề ra.

Do địa bàn nông thôn trải rộng nên đầu tư công trình cấp nước chi phí rất cao nguồn vốn ngân sách có hạn, việc quản lý bảo vệ công trình khó khăn do đó phải huy động nguồn lực của doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư.

Hỏi: Việc huy động kinh phí đấu nối từ người dân dựa vào những căn cứ pháp lý nào? Căn cứ để tính giá đấu nối cụm đồng hồ? Cụm đồng hồ gồm những hạng mục gì?

Trả lời: 

1) Căn cứ pháp lý huy động kinh phí đấu nối:

a) Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch quy định cụ thể như sau:

- Điều 49. Đo đếm nước

* Khoản 1. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm và thiết bị phụ trợ khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cấp nước

* Khoản 2. Mục d: Đầu tư lắp đặt đường ống đến điểm đấu nối bao gồm cả đồng hồ nước cho khách hàng sử dụng nước trừ trường hợp có các thoả thuận khác.

b) Quyết định 13 l/2009/QĐ-TTg ngày ngày 02/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn:

Mục 2 điều 4.

Được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, góp vốn từ người lao động trong đơn vị, cộng đồng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước.

c) Quyết định 2283/QĐ-BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp ngày 21/9/2012 quy định phê duyệt Chương trình vay vốn ngân hàng thế giới - WB quy định như sau:

Điều 1: Mục 8

8.3. Đóng góp của cộng đồng: Vốn đóng góp của cộng đồng sẽ được sử dụng cho các hạng mục xây dựng để kết nối với hệ thống cấp nước tập trung chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình.

2) Căn cứ để tính giá đấu nối cụm đồng hồ:

Các đơn vị cấp nước lập dự toán chi phí hạng mục cụm đồng hồ theo Quyết định số 65/QĐ-ƯBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh về việc công bố Định mức dự toán lắp đặt 01 cụm đồng hồ đo nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các đơn giá định mức khác theo quy định về phương pháp tính dự toán xây lắp theo quy định của Bộ Xây dựng.

- Cụm đồng hồ gồm những hạng mục gì?

Cụm đồng hồ đo nước gồm 19 hạng mục chia làm hai phần: Phần lắp đặt thiết bị gồm 10 hạng mục (Đai khởi thủy; Khâu nối ren ngoài; Ống nhựa HDPE; Van bi đồng hồ tay bướm; Đồng hồ đo nước; Van bi đằng tay gạt; Kép thép tráng kẽm; Côn, cút thép tráng kẽm; Hộp đồng hồ; Cút nhựa). Phần công tác xây dựng, lắp đặt gồm 9 hạng mục (Cắt mặt đường theo hiện trạng; Phá dỡ kết cấu nền, mặt đường; Đào đất, đá, bê tông w..; Đắp móng đường ống; Đắp đất nền móng; Bốc xếp vật liệu rời; Vận chuyển gần; Vận chuyển xa; Đổ bê tông hoàn trả).

 

Nguồn: Sổ tay Hỏi - Đáp về đấu nối và sử dụng nước sạch của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình cấp nước sạch tỉnh Hưng Yên giai đoạn đến năm 2020

Tin mới nhất

Đề cương giới thiệu các Luật được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV(21/10/2022 10:16 SA)

Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật năm 2022" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(01/10/2022 2:56 CH)

Huyện Kim Động: Tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng xử lý vi phạm hành chính(05/08/2022 4:59 CH)

Thư kêu gọi ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa các cấp huyện Kim Động(16/07/2022 11:33 SA)

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ(07/07/2022 3:30 CH)

Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị(05/04/2022 4:05 SA)

Hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP)(18/03/2022 3:10 CH)

Hướng dẫn tuyên truyền 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng...(02/03/2022 9:38 SA)

Tình hình giải quyết hồ sơ

Công khai gửi nhận văn bản

°
88 người đang online