Nét độc đáo trong kiến trúc đình Mai Xá

Đăng ngày 02 - 04 - 2015
Lượt xem: 1898
100%

Từ xưa đến nay trong làng xã Việt Nam, đình chùa đóng một vai trò qua trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đó là nơi hội họp và tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của địa phương mình.

 

Mai Xá là một trong 6 thôn của xã Song Mai. Đình Mai Xá được xây dựng ở giữa khu dân cư đông đúc, ngay cạnh các trục đường chính dẫn đến các ngõ nhỏ trong thôn rất thuận lợi cho việc sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

 

Theo thần tích, sắc phong và kiến trúc còn sót lại – đình Mai Xá được xây dựng khá sớm vào thời Hậu Lê, năm Tân Mão Lê Cảnh Hưng thứ 32 (1771) và trùng tu lớn 2 lần thời Nguyễn. Đình tọa lạc trên một khu đất rộng, cao ráo thoáng mát, mặt tiền quay về hướng Tây Nam – trước sân đình có hồ rộng,  xung quanh liền kề với dân cư, tạo nên một không gian hài hòa đậm nét làng quê Việt Nam. Toàn bộ ngôi đình nằm trải dài với diện tích  khoảng 120 mét vuông và xây dựng theo kiểu chữ Đinh gồm đại bái và hậu cung.

Khu đại bái gồm 5 gian , 2 dĩ gồm 4 vì , hai hồi tạo mái bồ câu tạo ra đầu đao cong vút bay lên làm cho mái đình thoáng, thanh thoát, nhẹ nhàng, . Kết cấu các vì kèo nóc từ câu đầu đến phần mái kiến trúc theo kiểu chồng giường đấu xen hoành trang trí theo kiểu thượng ngũ hạ tứ, hệ thống các con giường đỡ hoành chạm nổi guột lá cách điệu.

Trải dài phần nóc đình là đôi rồng chầu mặt nguyệt với thế uốn 3 khúc khỏe mạnh, uy nghi. Đầu rồng chầu cao có thế tiến về phía trước, xung quanh mình rồng là các vân sóng nước, xoáy theo dòng nước cách điệu trông hài hòa, sinh động.

Xuôi xuống 4 đao đình, nghệ nhân đắp uốn cong mềm mại theo kiểu rồng chầu lân trông hài hòa sinh động của mái đình cổ kính, các đao uốn lượn hình mái bồ câu bằng các con bẩy đỡ mái khỏe mạnh chạm bộ tứ quý thanh đẹp.

Kiến trúc bên trong là một hệ thống liên kết của các cột để tạo thành một bộ khung trụ đỡ toàn bộ sức nặng của ngôi đình, bộ khung này được hình thành với nhau bởi các vì kèo và nối với nhau bằng các xà dọc. Mỗi vì kèo gồm 4 cột, 2 cột cái và 2 cột quân, 2 bên tòa đại bái gồm 24 cột, có 8 cột cái và 16 cột quần. Cột cái được đặt trên các chân tảng xanh 4 cấp, 16 cột quần đứng xen kẽ của trước, tường hậu và 2 hồi cao, các chân cột là các chân tảng đá chạm nổi hình tròn, nền đình lát đá bát cũ.

Nghệ thuật chạm khắc đình Mai Xá qua 2 thời Lê Nguyễn nhưng chủ yếu là các hoa văn của thời Nguyễn. Các họa tiết trên các cột, kèo, hoành của đình đều được các nghệ nhân chạm trổ một cách khóe léo sinh động nhưng không kém phần uy nghiêm, trang trọng.

 

Gian giữa trang trí cuốn thư với 4 chữ “ ngũ long giáng thế”, kiểu chữ Thọ. Trên trang trí rồng chầu mặt nguyệt, 2 đuôi rồng, 2 bên là 2 cây bút, cách điiệu 2 bên là hai long mã đội hai cây bút, hạc trên rùa chầu

Hậu cung gồm 2 gian kiến trúc đơn giản kiểu giá chiêng đồng bộ với kiến trúc của đại bái tạo nên không gian tôn nghiêm và thành kính. Ban thờ hậu cung đặt thờ 5 cỗ ngai vị đặt song song nhau. Phía trên ngai một bức tự sơn son thiếp vàng với 4 chữ “ Tích ngũ phúc dân”. Vào hậu cung bằng hai cửa nách 2 bên – trên hai cửa bài trí 2 bức trâm dài 1m2 rông 80 cm sơn son thiếp vàng trên bức trâm trang trí chạm khắc, công chầu sen 2 đuôi công công là hai cây bút chặm khắc tùng- cúc- chúc – mai cách điệu.

Đình Mai Xá thờ 5 vị thần hoàng làng là Trung Thành Đại Vương, Cao Mang Địa Vương, Đổng Vĩnh Đại Vương, Mộc Phàm Đại Vương, Chấn Lại Đại Vương. Tương truyền 5 vị này xưa kia giúp vua chống lại giặc ngoại xâm khi mất được nhân dân lập đền thờ và suy tôn thành thành hoàng làng.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cũng như gió bão khắc nghiệt của thiên nhiên đã làm cho đình Mai Xá bị hư hại và phải trùng tu nhiều lần. Đình đã bị mất khu đại bái, khuôn viên có sự thay đổi. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm, chăm sóc và tu tạo của chính quyền và nhân dân nên giờ đây đình vẫn giữ được vẻ thanh khiết, uy nghiêm vốn có, đồng thời là nơi nhiều sự kiện lịch sử của địa phương trong tiến trình đấu tranh cách mạng.

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Mai Xá là căn cứ hoạt động của các cán bộ Cách Mạng. năm 1942 – 1943 làng mở trường Hương sư tại đình để dạy chữ cho học sinh, trong đó có 2 đảng viên. Đình Mai Xá còn là cơ sở của chính quyền chi bộ họp bàn kháng chiến. Hậu cung đình là nơi che giấu, bảo vệ cán bộ kháng chiến lúc địch càn quét, dân quân du kích địa phương ngày đêm canh gác luyện tập  tại đình đi kháng chiến. Trong  kháng chiến đơn vị bộ đội Quang Trung về đóng tại đình Mai Xá để học tập chính trị, huấn luyện quân sự, được nhân dân nhiệt tình ủng hộ lương thực, vận động nhân dân may áo tặng chiến sỹ những này đông giá rét.

Ngày nay, đình Mai Xá vẫn còn lưu giữ các hiện vật quý có giá trị lịch sử, văn hóa. Hiện tại, đình còn có 5 cỗ ngai thờ thời Nguyễn, 2 bộ đỉnh đồng, đài nến, 3 bát hương sứ thời Lê – Nguyễn, 3 bát hương đồng, một bộ chập tích, 2 chóe cổ và một số đồ thờ khác niên đại muộn hơn. Đặc biệt giá trị là đình còn lưu giữ một sác phong thời Cảnh Hưng nhị thập bát niên, bát nguyệt xơ bát nhật – phong ngũ vị đại vương năm 1767.

Đình Mai Xá được nhà nước công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia. Bên cạnh đó nơi đây được coi là trung tâm sinh hoạt của địa phương vào các kí lễ hội, nhân dân địa phương thường tổ chức lễ hội, ôn lại truyền thống cha ông, khơi dậy các thuần phong mỹ tục, nếp sống mới cộng đồng. Ngôi đình là niềm tự hào của nhân dân trong thôn. 

Tin mới nhất

Đền Bà Chúa Mụa(24/09/2021 9:30 SA)

Đình Thổ Cầu(04/06/2021 9:29 SA)

Di tích đình Mai Viên xã Song mai(30/03/2015 2:57 CH)

Tưng bừng Lễ hội truyền thống đền Vũ Tiên Công – xã Hiệp Cường(30/03/2015 2:57 CH)

Nét đặc sắc của đình Phán Thủy xã Song Mai(30/03/2015 2:57 CH)

Lễ dâng hương, cầu siêu các anh hùng, liệt sỹ và mẹ Việt Nam anh hùng huyện Kim Động(28/07/2013 2:56 CH)

Tình hình giải quyết hồ sơ

Công khai gửi nhận văn bản

°
138 người đang online