Thị trấn Lương Bằng: tích cực thực hiện “số hóa hộ tịch” trên nền cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư

Thị trấn Lương Bằng hiện có khoảng 3.400 hộ dân, với hơn 11.600 nhân khẩu thuộc 4 thôn; nhằm hoàn thiện dữ liệu dân cư trên địa bàn, tiến tới cập nhật, đồng bộ, và thực hiện khai thác, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Qua đó tạo thuận lợi cho người dân và chính quyền trong thực hiện các thủ tục hành chính công; thị trấn đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để số hóa dữ liệu hộ tịch của 100% người dân trên địa bàn.

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi qua đời như: họ, tên, cha, mẹ, sinh, tử, kết hôn, ly hôn, xác định thành phần dân tộc, quốc tịch…; Việc số hóa dữ liệu hộ tịch mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, và cơ quan Nhà nước; cũng như đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử; rất thuận tiện, khoa học, hạn chế sai sót, hư hại, thất lạc trong việc bảo quản hồ sơ, dữ liệu hộ tịch; giúp truy xuất dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng, chính xác; tiết kiệm chi phí, nhân lực, thời gian tìm hồ sơ gốc, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính công,... Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện và hướng dẫn của phòng Tư pháp, thị trấn đã chỉ đạo công chức tư pháp phối hợp với lực lượng công an, các trường học, đoàn thể,… đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân cung cấp, xác thực các thông tin hộ tịch, nhân khẩu, đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”.

Cùng với đó, thị trấn tiến hành rà soát và số hóa hàng nghìn hồ sơ đăng ký hộ tịch gồm 9 loại sổ hộ tịch là: đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử; đăng ký nuôi con nuôi; đăng ký nhận cha, mẹ, con; đăng ký giám hộ; đăng ký chấm dứt giám hộ; đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; trong đó đã hoàn thiện số hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an xây dựng trên nền CSDLQG về dân cư; đối với 100% hồ sơ thuộc 4 loại sổ hộ tịch là: đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Dữ liệu hộ tịch của người dân được duyệt và chuyển chính thức vào hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp.

Cùng với đó, thị trấn cũng thực hiện nghiêm công tác bảo mật, quản lý chặt chẽ tài khoản và khai thác, tra cứu thông tin trên CSDLQG về dân cư theo quy định, hướng dẫn của ngành chức năng. Đồng thời tuyên truyền nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân,… Nhờ đó, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện vấn đề về mất an ninh, an toàn dữ liệu hộ tịch, hộ khẩu của cá nhân trên địa bàn thị trấn.

Tuy nhiên, việc triển khai số hóa hộ tịch trên địa bàn thị trấn vẫn còn gặp 1 số khó khăn như: số lượng trang thiết bị phục vụ việc scan, số hóa giấy tờ cá nhân của công dân ở bộ phận Một cửa thị trấn chưa đảm bảo; đường truyền hệ thống không ổn định, còn xảy ra tình trạng mất kết nối, lỗi hệ thống,… Về phía người dân, nhiều trường hợp người cao tuổi, neo đơn, người khuyết tật,… không có điện thoại thông minh, không có tài khoản dịch vụ công, khó khăn trong việc sử dụng ứng dụng VneID,… Nên nhiều bước thực hiện công chức tư pháp - hộ tịch thị trấn phải trực tiếp hỗ trợ người dân thao tác, dẫn tới mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục hành chính,...

          Thời gian tới, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác Chuyển đổi số, cải cách hành chính trên địa bàn; trọng tâm là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc sử dụng các nền tảng số, công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày, sử dụng dịch vụ công trực tuyến,…; Trong đó tăng cường hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng ở cả 4 thôn phối hợp với lực lượng công an thị trấn, các đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao năng lực số cho người dân, hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10-10 sắp tới. 

TTVH&TT huyện

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
47 người đang online